Thành lập công ty con

Thế giới kinh doanh ngày nay đang trải qua sự biến đổi và chuyển đổi mạnh mẽ, và việc thành lập công ty con là một trong những chiến lược linh hoạt giúp tăng cường hiệu quả hoạt động và mở rộng sự hiện diện của một tập đoàn trên thị trường. Từ việc chuyển nhượng các ngành công nghiệp mới đầy triển vọng đến mở rộng quy mô sản xuất và phân phối, công ty con có thể giúp tập đoàn chinh phục những thị trường mới và tận dụng những cơ hội đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, việc thành lập công ty con không đơn giản và đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ. Quá trình này bao gồm các khâu phức tạp như xác định mục tiêu chiến lược, phân chia tài sản và nguồn lực, định hình cơ cấu quản lý, và phân định rõ vai trò của từng công ty trong mạng lưới tổ chức. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định pháp luật và các yêu cầu tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và bền vững cho công ty con. Trong bài viết dưới đây, mời quý độc giả cùng đội ngũ tư vấn viên của Luật Alana Nhàn Nguyễn cùng tìm hiểu những thủ tục về việc thành lập công ty con.

Quy định về công ty mẹ – công ty con

Theo khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ, công ty con được quy định như sau:

 

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”

Như vậy, được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp trên.

Lưu ý:

– Công ty mẹ, công ty con không phải là loại hình doanh nghiệp.

– Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (theo khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020).

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

Tại Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020, có quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:

  • Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
  • Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của công ty trong các trường hợp can thiệp ngoài thẩm quyền và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con. Trong trường hợp này cần lưu ý:

+ Người quản lý công ty mẹ liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại.

+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

+ Trường hợp hoạt động kinh doanh này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.

Ngoài ra, công ty mẹ có trách nghiệm quan trọng trong việc điều hòa lợi ích kinh doanh giữa công ty mẹ với các công ty con, giữa các công ty con với nhau. Công ty mẹ phải xẩy dựng một hệ thống hạ tầng cơ sở kết nối phù hợp, nhằm giám sát, định hướng hoạt động kinh doanh liên tục và kịp thời.

Trong nội bộ nhóm công ty, các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao công nghệ diễn ra phổ biến. Công ty mẹ thông qua người đại diện phần vốn góp chỉ đạo, yêu cầu các công ty con ưu tiên thực hiện việc mua bán, sử dụng dịch vụ của nhau. Công ty mẹ cũng tạo điều kiện để công ty con thực hiện các gói thầu do công ty mẹ là nhà đầu tư.

Quyền hạn và trách nhiệm của công ty con

  • Công ty con được công ty mẹ cấp vốn và các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ, đồng thời có trách nghiệm thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao.
  • Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý nợ. Công ty con này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong điều lệ, nội dung, quy chế của nhóm công ty. Công ty con phải thực hiện các hợp đồng kinh tế do công ty mẹ giao, phối hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh cùng với công ty mẹ và các công ty con khác trong tập đoàn.
  • Công ty con do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoạt động độc lập hơn so với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty con chủ yếu hoạt động theo những quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty con này có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện các mục tiêu chung của nhóm công ty.

Điều kiện thành lập công ty con

Để thành lập công ty con, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Phải có một pháp nhân đã được đăng ký (doanh nghiệp)
  • Phải nắm giữ số vốn góp/cổ phần chi phối tại công ty
  • Có đầy đủ hồ sơ tương ứng với từng loại hình công ty theo quy định

Hồ sơ thành lập công ty con

Trước khi đăng ký thành lập công ty con, doanh nghiệp cần chuẩ bị hồ sơ đăng ký, thành phần hồ sơ gồm có:

  • Điều lệ công ty
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Với công ty con là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần thì cần phải chuẩn bị danh sách thành viên, cổ đông

Để hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, thông thường công ty mẹ sẽ cử người đại diện và vốn góp thành lập công ty con.

Theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, hồ sơ thành lập công ty con được thực hiện giống như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tương ứng với các loại hình:

  • Công ty cổ phần áp dụng Phụ lục I-4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  • Công ty TNHH 1 thành viên áp dụng Phụ lục I-2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  • Công ty TNHH 2 thành viên áp dụng Phụ lục I-3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Lưu ý: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp phải thể hiện công ty mẹ là cổ đông hoặc thành viên góp vốn sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông hoặc vốn điều lệ.

Ngoài những giấy tờ như trên, công ty mẹ phải nộp thêm các loại giấy tờ sau:

– Quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn hoặc quản lý công ty con.

– 01 bản sao y CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.

– 01 bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự, thủ tục thành lập công ty con

Trình tự, thủ tục công ty con gồm các bước:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty con và đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể;

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Nhận kết quả

Sau 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ý kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của công ty con.

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công ty con, thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Ngoài ra, khi nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật mang giấy biên nhận giải quyết hồ sơ; nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thì người được ủy quyền phải mang văn bản ủy quyền và nộp bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau:

– Đối với công dân Việt Nam: CCCD/CMND/Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

* Lệ phí giải quyết: Miễn lệ phí.

Bước 3: Tiến hành khắc dấu, công bố thông tin, công bố mẫu dấu công ty

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành công bố mẫu dấu, công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc thành lập công ty con

Tại sao cần thành lập công ty con?

Dưới đây là những lý do mà bạn có thể xem xét để cân nhắc thành lập công ty con:Thành lập công ty con giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề thuận lợi hơn, dễ quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực;Công ty con chuyên một lĩnh vực sẽ phát triển tốt hơn là một công ty “ôm” nhiều lĩnh vực;Nhiều công ty hiện nay thành lập nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau nhằm tạo cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất.Thành lập công ty con có nhiều lợi ích hơn thành lập chi nhánh, đồng thời cũng yêu cầu trách nhiệm cao hơn.

Một công ty con của một công ty có thể thành lập công ty con không?

Có thể. Bất cứ công ty con nào đáp ứng điều kiện cho luật định đều có thể thành lập công ty con. Theo đó, công ty con của công ty này có thể là công ty mẹ của công ty khác. Vòng xoáy này theo lý thuyết có thể tiếp diễn vô hạn.

Một công ty mẹ có thể có bao nhiêu công ty con?

Dựa theo định nghĩa về công ty mẹ thì thông thường, một công ty mẹ có thể thành lập ra nhiều công ty con hoạt động cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *