Tư vấn luật doanh nghiệp
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2023
Trong bài viết “Địa điểm kinh doanh”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy định pháp luật về địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết sẽ giải thích về các quy định cơ bản liên quan đến địa điểm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp và Luật Kinh doanh Bất động sản, cũng như quy định về việc đăng ký địa điểm kinh doanh và thủ tục liên quan. Bài viết cũng sẽ cung cấp cho độc giả những lưu ý và hạn chế cần được quan tâm khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tránh các rủi ro pháp lý.
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, cụ thể là tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”. Địa điểm kinh doanh có thể được hiểu là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng. Theo đó, địa điểm kinh doanh có thể trực thuộc doanh nghiệp, chịu sự quản lý của doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh có thể được lập ra để tiến hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh và sẽ do chi nhánh trực tiếp quản lý.
THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHI NÀO VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
– Doanh nghiệp muốn thành lập một đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng
– Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, chào hàng) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.
– Có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau, không bị giới hạn, không cần cùng tỉnh, thành phố với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
– Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh nữa thì thủ tục chấm dứt hoạt động gọn nhẹ và tiết kiệm thời gian
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
– Về phạm vi ngành nghề hoạt động tại địa điểm kinh doanh: Chỉ được đăng ký ngành nghề trong phạm vi ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký
– Về con dấu, giấy phép hoạt động: Không có con dấu riêng; Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
– Về tổ chức và hoạt động: Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền
– Về Ký kết hợp đồng, Xuất hóa đơn: Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn, sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản
– Về chế độ kế toán, kê khai thuế: Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản
– Về mã số thuế và mã số địa điểm kinh doanh: Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999, mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. Không có mã số thuế riêng.
– Về địa chỉ địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh có thể được lập ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, đặt chi nhánh.
– Về tên địa điểm kinh doanh: Đặt tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm “Tên doanh nghiệp” kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”
- Tên chi nhánh địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
THỦ TỤC THÔNG BÁO LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Mẫu Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tại Phụ lục II – 7, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp.
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (nếu cần)
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu.
Xem thêm:
– Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư nhà nước
– Điều kiện chia tách công ty/doanh nghiệp
– Thông báo giải thể công ty cổ phần
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Địa điểm kinh doanh mới nhất năm 2023 “. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com sẵn sàng để được tư vấn cho quý khách hàng bất kỳ những vấn đề nào liên quan đến pháp luật từ lao động, thành lập doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tố tụng, luật giao thông, thừa kế, hay kể cả tư vấn tâm lý với những trường hợp ly hôn – liên quan đến hôn nhân và gia đình. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn qua email, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.