CÓ THỂ BỊ PHẠT TÙ ĐẾN 3 NĂM NẾU QUAY LÉN PHIM CHIẾU RẠP RỒI TUNG LÊN MẠNG

Tình trạng quay lén phim chiếu rạp đang đình đám rồi đăng lên mạng đang diễn ra rất nhiều, dẫn đến nội dung phim bị tiết lộ, ảnh hưởng đến doanh thu của nhà sả xuất. Vậy hành vi quay lén phim chiếu rạp rồi đăng lên mạng có vi phạm pháp luật không, bị xử lý thế nào? 

Có thể bị phạt tù đến 3 năm nếu quay lén phim chiếu rạp rồi tung lên mạng

Hành vi quay lén phim chiếu rạp là hành vi xâm phạm quyền tác giả 

Theo điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) thì phim chiếu rạp là loại hình tác phẩm điện ảnh và được bảo hộ quyền tác giả. Theo khoản 2 Điều 28 và điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), thì hành vi sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tài sản của quyền tác giả (trừ trường hợp sao chép không quá 01 bản để lưu trữ trong thư viện nhặm mục đích nghiên cứu hoặc tự sao chép 01 bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân);

Như vậy, việc quay lén, sao chép phim chiếu rạp trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bộ phim bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào rồi tung lên các trang mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tài sản của quyền tác giả. Nếu mức độ vi phạm chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, cụ thể là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, và xử phạt mức gấp đôi đối với tổ chức. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm. 

Quay lén phim chiếu rạp sau đó tung lên mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tù đến 03 năm 

Nếu hành vi quay lén phim chiếu rạp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

“1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên;
– Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đồng trở lên;
– Hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Xem thêm:

– Thủ tục đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

– Thủ tục tách đơn đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích

– Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn cung cấp các giải pháp, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân trong các lĩnh vực như: đầu tư, thành lập doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hôn nhân, thừa kế, đất đai, thuế, luật sư tranh tụng tại tòa. Tham gia tố tụng, bào chữa; Làm trung gian hòa giải; Đại diện đàm phán, thương lượng các giao dịch, tranh chấp dân sự, hôn nhân, đất đai, thương mại …; Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực Đầu tư, giấy phép kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Đại diện giải quyết tranh chấp nội bộ, tranh chấp hợp đồng … cho doanh nghiệp; Thành lập doanh nghiệp, thay đổi ĐKKD. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của khách hàng qua hotline: 0972 798 172.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *