Tư vấn luật lao động
CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THÔNG QUA THỦ TỤC HÒA GIẢI
KHÁI NIỆM
Hòa giải viên lao động là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đang chấp hành án; đã có ba năm làm việc ở lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động và có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động. Hòa giải viên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện sau khi đã tham dự thi và trúng tuyến làm hòa giải viên.
Tranh chấp lao động cá nhân thông qua thủ tục hòa giải
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải như sau:
“Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết”.
– Trong quá trình hòa giải, Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
- Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ
– Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật lao động. – Đối với tranh chấp dưới đây mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật:
- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
- Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
– Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật lao động;
- Yêu cầu Tòa án giải quyết.
ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH
Alananhannguyen.com gửi tới quý độc giả thủ tục, trình tự hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
– Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật lao động.
– Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
– Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật lao động;
- Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật lao động để đình công.
Xem thêm:
– Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Các tranh chấp lao động cá nhân thông qua thủ tục hòa giải“.
Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn cung cấp các giải pháp, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:
– Tham gia tố tụng, bào chữa;
– Làm trung gian hòa giải;
– Đại diện khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
– Tư vấn pháp luật qua Email
– Đại diện giải quyết tranh chấp nội bộ, tranh chấp hợp đồng … cho doanh nghiệp;
– Thành lập doanh nghiệp, thay đổi ĐKKD
Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
(1) CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÓ QUYỀN GÌ?
(2) QUYỀN CỦA CÁC BÊN TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÌNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO?
+ Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công; Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
– Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
- Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.