TRANH CHẤP VÀ YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN GIA ĐINH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

KHÁI NIỆM

Tranh chấp về hôn nhân và gia đình là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Vậy tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào. Để trả lời câu hỏi đó cùng Alananhannguyen.com tìm hiểu dưới bài viết này. Yêu cầu về hôn nhân gia đình là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của mình hoặc của các cá nhân khác hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận một số vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án. 

Tranh chấp về hôn nhân và gia đình là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 

NHỮNG TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

– Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

– Tranh chấp về cấp dưỡng.

– Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

– Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

– Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

NHỮNG YÊU CẦU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được Luật sư Alana Nhàn Nguyễn tư vấn dưới đây bao gồm:

– Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

– Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

– Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

– Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

– Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

– Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

– Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

– Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

– Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

– Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế

– Quy định về yêu cầu khởi kiện, điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

– Những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án dân sự

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “Tranh chấp và yêu cầu về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án“.

Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn cung cấp các giải pháp, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:

– Tham gia tố tụng, bào chữa;

– Làm trung gian hòa giải;

– Đại diện khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

– Luật sư tư vấn pháp luật qua Email

– Đại diện giải quyết tranh chấp nội bộ, tranh chấp hợp đồng … cho doanh nghiệp;

– Thành lập doanh nghiệp, thay đổi ĐKKD

Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ. 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) CÓ ĐƯỢC NÓI TIẾNG DÂN TỘC THÁI TRONG PHIÊN TÒA TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÔNG?

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch. Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.

(2) CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN BỊ VÔ HIỆU KHI NÀO?

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: – Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; – Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
  • Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
  • Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
  • Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
  • Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
  • Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(3) AI CÓ QUYỀN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT LY HÔN

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. – Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. – Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(4) CHIA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?

– Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. – Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân gia đình. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
  • Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó;
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân gia đình;
  • Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật hôn nhân gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *