Luật sư hình sự
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM/ CÓ MẤY LOẠI TỘI PHẠM?
Trong xã hội, tội phạm là một vấn đề rất quan trọng và đòi hỏi sự tập trung và cẩn thận từ mọi người để phòng tránh và giải quyết. Tội phạm có nhiều loại và mỗi loại có những đặc điểm riêng và hình thức xử lý khác nhau. Trong bài viết này, Alananhannguyen.com sẽ phân tích và giới thiệu về các loại tội phạm, giúp cho mọi người có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về vấn đề này.
KHÁI NIỆM
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Lưu ý: Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự.
Xem thêm:
– Địa điểm báo tin, tố giác tội phạm có sử dụng công nghệ cao
– Có thể bị phạt tù đến 3 năm nếu quay lén phim chiếu rạp rồi tung lên mạng
– Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Phân loại tội phạm/ Có mấy loại tội phạm?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn, soạn thảo các biểu mẫu của hồ sơ hình sự, tư vấn các chính sách pháp luật, dịch vụ kê khai thuế, nộp thuế, Luật sư tư vấn pháp luật qua Email, và các dịch vụ khác liên quan đến quan hệ dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân gia đình… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
(1) SỰ KHÁC NHAU GIỮA CỐ Ý PHẠM TỘI VÀ VÔ Ý PHẠM TỘI?
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
(2) THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LÀ KHI NÀO?
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
(3) QUY ĐỊNH VỀ CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ NHƯ THẾ NÀO?
- Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
- Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
Có thể bạn quan tâm
- TỘI CHO VAY LÃI NẶNG
- BỊ HẠI TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ ĐƯỢC MỜI LUẬT SƯ BẢO VỆ CHO MÌNH?
- TỔNG HỢP CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NĂM 2023
- CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI
- CÓ ĐƯỢC HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN KHÔNG?
- ĐIỀU KIỆN THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ VỀ TỘI PHẠM NGHIÊM TRỌNG