MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO TIỀN MẶT MỚI NHẤT

1. KHÁI NIỆM

Tiền mặt (hiện kim) là tiền dưới hình thức vật thể của tiền tệ, chẳng hạn như tiền giấy và tiền kim loại… Biên bản bàn giao tiền mặt là văn bản dùng để xác nhận cho việc hai bên đã tiến hành giao nhận tiền mặt… nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm và đảm bảo xác định khi các bên xảy ra tranh chấp. 

Mẫu biên bản bàn giao tiền mặt mới nhất

2. MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO TIỀN MẶT

Xem thêm:

– Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

– Quy định về việc thực hiện góp vốn của Công ty hợp danh

– Cách kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không

3. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO TIỀN MẶT MỚI NHẤT“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luật Alana Nhàn Nguyễn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, mẫu biên bản bàn giao nhà,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn trực tuyến hoặc tư vấn trực tiếp, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.

4. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) GIAO NHẬN TIỀN MẶT TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Căn cứ theo Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2021) quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá như sau: 1. Giao nhận tiền mặt theo bó tiền đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong trong các trường hợp: a) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông, trừ trường hợp quy định tại điểm c, g khoản 2 Điều 11; b) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 11; c) Giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngược lại; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau. 2. Giao nhận tiền mặt theo bao, hộp, thùng nguyên niêm phong trong các trường hợp: Căn cứ theo Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2021) a) Giao nhận các loại tiền mới in, đúc của cơ sở in, đúc tiền hoặc của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 11; b) Các loại tiền được kiểm đếm, phân loại, đóng gói bằng hệ thống máy đa chức năng xử lý kiểm đếm, phân loại, đóng bó (túi) liên hoàn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì được giao nhận như tiền mới in, đúc quy định tại Khoản này; c) Xuất, nhập các loại tiền đã qua lưu thông giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định bằng văn bản. d) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở xuống theo lệnh điều chuyển giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa kho tiền Trung ương với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định và ngược lại; đ) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ kho tiền Trung ương; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận tiền mặt trong hệ thống.

(2) VIỆC KIỂM ĐẾM TIỀN MẶT GIAO NHẬN TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Căn cứ theo Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2021) việc kiểm đếm tiền mặt giao nhận trong ngành Ngân hàng được quy định như sau: 1. Kiểm đếm tiền mặt giao nhận theo lệnh điều chuyển của Ngân hàng Nhà nước đối với tiền đã qua lưu thông: a) Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trừ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản này) tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận phải thành lập Hội đồng kiểm đếm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Thông tư này. Thời hạn kiểm đếm là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền. Đơn vị giao cử người chứng kiến; trường hợp không cử người chứng kiến, đơn vị giao phải có thông báo bằng văn bản cho đơn vị nhận. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian kiểm đếm tiền mặt theo lệnh điều chuyển trong các trường hợp do nguyên nhân khách quan theo đề nghị của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) đối với số tiền dùng để chi cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố. Hội đồng kiểm đếm được thành lập theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Thông tư này và chịu trách nhiệm giám sát an toàn tài sản; c) Đối với số tiền không tổ chức kiểm đếm tờ (miếng), Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có thể giao bó (túi) tiền nguyên niêm phong cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong cùng tỉnh, thành phố và phải cử người chứng kiến khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức kiểm đếm tờ (miếng). 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận tiền theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 11 tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận phải thành lập Hội đồng kiểm đếm theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Thông tư này. Thời hạn kiểm đếm là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền. Đơn vị giao cử người chứng kiến; trường hợp không cử người chứng kiến, đơn vị giao phải có thông báo bằng văn bản cho đơn vị nhận. 3. Người chứng kiến là người đại diện đơn vị giao đến chứng kiến việc kiểm đếm của đơn vị nhận. Người chứng kiến phải trực tiếp xem xét, chứng kiến việc kiểm đếm của Hội đồng kiểm đếm đơn vị nhận; xác nhận sự sai sót của bó (túi) tiền, ký tên xác nhận vào mặt sau của giấy niêm phong bó (túi) tiền đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *