CÁCH KIỂM TRA ĐẤT CÓ ĐANG BỊ TRANH CHẤP HAY KHÔNG

KIỂM TRA ĐẤT CÓ BỊ TRANH CHẤP HAY KHÔNG?

Việc kiểm tra thửa đất có đang bị tranh chấp hay không giúp người mua đất tránh được nhiều rủi ro khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bài viết dưới đây Luật sư Nguyễn Thị Nhàn xin được tư vấn 04 cách mà quý khách có thể kiểm tra thửa đất hay mảnh đất mình chuẩn bị mua hoặc muốn mua có đang bị tranh chấp hay không. Theo dõi nhiều bài viết trên Alananhannguyen.com để có thể nắm bắt nhiều thông tin pháp luật. 

Cách kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không

DƯỚI ĐÂY LÀ 04 CÁCH GIÚP BÊN MUA KIỂM TRA XEM ĐẤT CÓ ĐANG BỊ TRANH CHẤP KHÔNG:

CÁCH 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có thửa đất hoặc công chức địa chính xã/phường/thị trấn nơi có thửa đất để hỏi thông tin.

CÁCH 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh thửa đất hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của những thửa đất liền kề, lân cận.

CÁCH 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự các cấp nơi có thửa đất để tìm hiểu thông tin.

CÁCH 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Việc xin thông tin đất đai tại cơ quan đăng ký đất đai được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013; Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, trình tự, thủ tục như sau: 

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu theo mẫu 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT tại Bộ phận một cửa cấp huyện hoặc Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Bằng cách:

– Nộp trực tiếp tại quan cung cấp dữ liệu đất đai;

– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai. 

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý. Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có nghĩa vụ:

– Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu

– Thông báo số tiền phải nộp

– Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Lưu ý: Các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT gồm:

– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.

– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Đồng thời, chi phí kiểm tra thông tin đất phụ thuộc theo quy định của từng tỉnh thành, thông thường giao động từ 150.000 – 300.000 đồng. 

Bước 3: Trả kết quả Thời hạn trả kết quả:

– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì văn phòng đăng ký đất đai phải cung cấp ngay trong ngày;

– Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức hợp đồng thì thời hạn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng 

Xem thêm: 

– Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế

– Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện?

– Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ?

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “Cách kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, đất đai, hình sự, thành lập doanh nghiệp, hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *