XÁC ĐỊNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

KHÁI NIỆM

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là hoạt động nhận thức của con người trên cơ sở yêu cầu của đương sự, thông tin khác có trong một tình huống cụ thể nhằm tìm đến những quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề được chính xác. Các quan hệ pháp luật tranh chấp phát sinh trong tố tụng dân sự

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

– Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí:

  • Quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của con người, nó được hình thành thông qua hoạt động có ý chí của con người.
  • Ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí nhà nước và ý chí của các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí nhà nước.
  • Pháp luật, công cụ điều chỉnh luôn chứa đựng ý chí nhà nước

– Các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp các bên thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi, hậu quả bất lợi mà nhà nước đã dự kiến trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.

CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

TRANH CHẤP DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

  • Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự.
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  • Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
  • Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

  • Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
  • Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  • Tranh chấp về cấp dưỡng.
  • Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  • Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
  • Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG VÀ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

– Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

  • Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
  • Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
  • Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
  • Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

– Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp phát sinh trong tố tụng dân sự“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn dân sự như thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế, soạn thảo các biểu mẫu, hồ sơ dân sự, đơn khởi kiện, kháng cáo, kháng nghị, tố cáo .… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ. 

Xem thêm: 

 Mẫu giấy xác nhận dân sự 

– Thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ

– Cách giành quyền nuôi con khi không có thu nhập

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH QUAN HỆ TRANH CHẤP TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ LÀ GÌ?

Các quan hệ pháp luật tranh chấp trong tố tụng dân sự rất phong phú, đa dạng. Việc phân loại quan hệ pháp luật tranh chấp không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế. Thứ nhất, xác định quan hệ tranh chấp để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Thứ hai, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung, pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham gia. Thứ ba, việc xác định đúng quan hệ pháp luật trong tổ tụng dân sự giúp xác định đúng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó thuộc loại tranh chấp nào căn cứ vào luật nội dung nào áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án.

(2) THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO?

– Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. – Quyết định cá biệt quy định trên là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó. – Khi xem xét hủy quyết định, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy. – Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *