NHỮNG TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ NỘP KÈM THEO ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

KHÁI NIỆM

Đơn khởi kiện là một loại văn bản của các cá nhân, tổ chức, cơ quan gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. 

Những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án dân sự

NỘI DUNG ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

Luật sư Nguyễn Thị Nhàn hướng dẫn quý khách viết Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức;

  • Số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;

  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

– Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

  • Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
  • Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

TÀI LIỆU CHỨNG CỨ KÈM THEO ĐƠN KHỞI KIỆN

DANH MỤC TÀI LIỆU CHỨNG CỨ KÈM THEO ĐƠN KHỞI KIỆN BAO GỒM:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
  • Vật chứng
  • Lời khai của đương sự
  • Lời khai của người làm chứng
  • Kết luận giám định
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập
  • Văn bản công chứng, chứng thực
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

ĐỐI VỚI VỤ ÁN HÔN NHÂN

Đối với vụ án hôn nhân, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như sau:

  • Giấy  chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Giấy CMND/CCCD; SHK
  • Giấy khai sinh của con (nếu có con);
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung (nếu có yêu cầu chia tài sản);
  • Các giấy tờ về nợ chung (nếu có);
  • Các giấy tờ tài liệu khác có liên quan như: chứng cứ xác định tình trạng hôn nhân qua sự phản ánh của cơ quan quản lý của vợ, chồng; tổ chức dân cư, đoàn thể, chính quyền địa phương; các chứng cứ về chỗ ở, thu nhập, nghề nghiệp, điều kiện nuôi dưỡng con…

ĐỐI VỚI VỤ ÁN THỪA KẾ

Đối với vụ án thừa kế, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như sau:

  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMND/CCCD, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi (nếu có) để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Di chúc (nếu có);
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường (nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản (nếu có);

ĐỐI VỚI TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như sau:

  • CMND/CCCD;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định Luật đất đai 2013
  • Các giấy tờ liên quan đến tranh chấp như hợp đồng, văn bản cho thuê, cho mượn, mua bán…;
  • Biên bản hòa giải ở xã, phường (nếu có).

ĐỐI VỚI TRANH CHẤP NHÀ Ở

Đối với tranh chấp nhà ở, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như sau:

  • CMND/CCCD;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì cần có các giấy tờ xác nhận chủ quyền  nhà;
  • Các giấy tờ liên quan đến giao dịch nhà ở có tranh chấp như: Giấy cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán hoặc những giấy tờ khác thể hiện có quan hệ này;
  • Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết nhà đang có tranh chấp (nếu có).

ĐỐI VỚI TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Đối với tranh chấp Hợp đồng, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như sau:

  • CMND/CCCD;
  • Hợp đồng và/hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng v.v..
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng

ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như sau:

  • CMND/CCCD;
  • Biên bản làm việc, giải quyết của cơ quan chức năng;
  • Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh thiệt hại. Trong loại tranh chấp này, người khởi kiện cần chứng minh từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra bằng các chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý – những chi phí thực tế, cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí….

Xem thêm:

– Địa điểm báo tin, tố giác tội phạm có sử dụng công nghệ cao

– Phân loại tội phạm/ Có mấy loại tội phạm?

– Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “Những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án dân sự”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, đất đai, hình sự, doanh nghiệp, hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ. 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ NHƯ THẾ NÀO?

Tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện vụ án dân sự như sau: – Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng;
+ Trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
– Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. – Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. – Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án;
+ Nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

(2) THỦ TỤC NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Theo Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau: Bước 1: Tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự
– Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; – Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
– Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. – Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Xử lý đơn kiện vụ án dân sự
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *