HẠN CHẾ TRONG VIỆC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

KHÁI NIỆM

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp). 

Hạn chế trong việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

HẠN CHẾ TRONG VIỆC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:

– Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

– Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

– Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

– Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

– Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ.

NỘI DUNG HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể như sau:

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

+ Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

+ Dạng hợp đồng;

+ Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

+ Thời hạn hợp đồng;

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng;

+ Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

+ Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;

+ Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;

+ Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

– Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp hợp đồng có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền thì mặc nhiên bị vô hiệu. 

Xem thêm:

– Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ

– Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “Hạn chế trong việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn cung cấp các giải pháp, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như sau: Tham gia tố tụng, bào chữa; Làm trung gian hòa giải; Đại diện khiếu nại, tố cáo, khởi kiện Luật sư tư vấn pháp luật qua Email Đại diện giải quyết tranh chấp nội bộ, tranh chấp hợp đồng … cho doanh nghiệp; Thành lập doanh nghiệp, thay đổi ĐKKD. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ. 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) CÁC DẠNG HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây: – Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền; – Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác; – Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

(2) THỜI HẠN XỬ LÝ ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LÀ BAO LÂU?

Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau: – Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. – Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây: + Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn; + Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn; + Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn; + Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn. – Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. – Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định trên; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định trên.

(3) TRÌNH TỰ XỬ LÝ VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN TÊN DOANH NGHIỆP XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau: – Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Kết quả của quá trình xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý ra một trong các văn bản sau đây: + Văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó đánh giá, kết luận tên doanh nghiệp có chứa yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại được bảo hộ; Việc sử dụng tên doanh nghiệp đó trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh liên quan bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; + Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp. – Trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi ngành, nghề kinh doanh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *