Tư vấn luật thuế - kế toán
Báo cáo thuế
BÁO CÁO THUẾ LÀ GÌ?
Báo cáo thuế là hoạt động được thực hiện giữa đối tượng nộp thuế với Cơ quan nhà nước (cụ thể là cơ quan thuế quản lý của đối tượng nộp thuế), là bắt buộc khi phát sinh nghĩa vụ thuế. Theo đó, báo cáo thuế có thể hiểu là việc kê khai thuế, người nộp thuế trình bày các số liệu và hồ sơ có liên quan đến nghĩa vụ thuế cho cơ quan thuế, người nộp thuế phải có trách nhiệm khai báo đầy đủ chính xác các nội dung theo mẫu các tờ khai thuế đã được quy định. Báo cáo thuế gồm: kê khai và nộp các loại tờ khai thuế phải nộp định kỳ và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế.
TẠI SAO PHẢI BÁO CÁO THUẾ?
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Mỗi cá nhân, tổ chức khi phát sinh nghĩa vụ nộp thuế phải đi kê khai, báo cáo thuế ngay theo thời hạn quy định nếu không sẽ bị phạt khá nặng. Ngoài ra, báo cáo thuế còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp nhằm giúp cơ quan quản lý thuế nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Do báo cáo thuế là cầu nối quan trọng nên việc làm báo cáo thuế nên thời hạn nộp báo cáo, thông tin có trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết, chính xác nhất. Căn cứ theo những nghị định và luật thuế Alananhannguyen.com tư vấn cho quý khách hàng về việc xử phạt vi phạm về thời hạn nộp thuế như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
(4) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
(5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
(6) Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
- Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
BÁO CÁO THUẾ GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?
Trừ các trường hợp báo cáo, kê khai thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo phương pháp khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì đối tượng phải báo cáo thuế định kỳ hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp. Các loại báo cáo thuế theo tháng hoặc theo quý gần như là bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp gồm các loại sau:
1. Báo cáo thuế GTGT theo tờ khai thuế GTGT
2. Báo cáo thuế TNCN theo tờ khai thuế TNCN (nếu có)
3. Tạm tính tiền thuế TNDN
4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực và ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm các loại báo cáo khác, ví dụ như: Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…. Báo cáo thuế giá trị gia tăng Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện thì kê khai theo phương pháp khấu trừ.
Những tổ chức, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng thì kê khai theo phương pháp trực tiếp (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ). Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định.
– Kê khai thuế GTGT theo quý:
+ Trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập được kê khai thuế GTGT theo quý
+ Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.
– Kê khai thuế GTGT theo tháng:
+ Tổ chức, doanh nghiệp có doanh thu liền kề năm trước trên 50 tỷ thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng
Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
Theo thông tư 151/2014/TT của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân phải kê khai thuế TNCN cho cá nhân có ủy quyền. Sau khi xác định số tiền phát sinh được giảm trừ và số thuế phải nộp. Chúng ta sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho người lao động theo mẫu số 05/KK – TNCN trong thông tư 80/2021/TT – BTC của Bộ Tài chính Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và tạm tính tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp không phải kê khai theo hàng quý, người nộp thuế chỉ cần thực hiện khai quyết toán thuế khi kết thúc năm nhưng vẫn phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý để nộp tiền thuế TNDN và nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất. (Căn cứ Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT và Điều 5 Thông tư 119/2014/TT của Bộ Tài chính mới nhất, tất cả những doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp mới thành lập) đều phải lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Chỉ riêng các doanh nghiệp nằm trong loại rủi ro cao về thuế hay những doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì phải làm báo cáo hóa đơn theo tháng.
THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO THUẾ
Việc nộp báo cáo thuế không đúng thời hạn sẽ khiến doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, chính vì thế bộ phận kế toán đảm nhận lập báo cáo thuế cần hết sức lưu ý. Tùy vào phương thức kê khai, báo cáo thuế theo tháng, theo quý hay theo năm thì sẽ có thời hạn khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:
“1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 15 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới có kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
3. Thời hạn hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ khai thuế.
4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dút hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện”.
Xem thêm:
– Thuế kinh doanh dịch vụ ăn uống
– Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Báo cáo thuế“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư Alana Nhàn Nguyễn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn, soạn thảo các biểu mẫu của hồ sơ kê khai thuế, tư vấn các chính sách thuế, dịch vụ kê khai, báo cáo thuế và các dịch vụ khác liên quan đến thuế .… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
- KÊ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
- HỒ SƠ KHAI THUẾ KHI TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH
- CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THUẾ KHOÁN ĐỐI VỚI HỘ KHOÁN
- QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
- TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NỘP THUẾ TỰ XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN ĐƯỢC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
- KÊ KHAI THUẾ CHO THUÊ NHÀ, CÁCH TÍNH THUẾ CHO THUÊ NHÀ