Tư vấn luật thuế - kế toán
THUẾ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Ngày nay, nhu cầu đầu tư, mở nhà hàng, quán ăn, quán cafe… kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng tăng. Tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư và ưu nhược điểm của từng hình thức kinh doanh mà có thể lựa chọn mở nhà hàng, quán ăn, quán cafe,… theo mô hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Từ các loại hình kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước dẫn đến các loại thuế phải nộp có thể sẽ khác nhau khi kinh doanh vụ ăn uống. Sau đây, đội ngũ tư vấn của Luật Alana Nhàn Nguyễn chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số khác nhau cơ bản về thuế kinh doanh dịch vụ ăn uống của các mô hình.
NHỮNG LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI MỞ NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Tại Việt Nam, mỗi ngành nghề khác nhau đều được quy định những loại thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, một số loại thuế phổ biến nhất mà các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống cần quan tâm nhất giai đoạn 2022 – 2023 là: Lệ phí môn bài, Thuế suất giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (nếu có).
THUẾ MÔN BÀI
Là một loại thuế trực thu mà doanh nghiệp hay cá nhân/hộ kinh doanh phải nộp định kỳ mỗi năm. Loại thuế này được thu dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu hàng năm tùy theo hình thức kinh doanh.
THUẾ SUẤT GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT):
Là loại thuế gián thu, chỉ cộng vào giá trị hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ đó. Tùy vào từng sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà có thể áp 3 mức VAT là 0%, 5% và 10%. Đây là loại thuế chỉ áp dụng trên giá trị gia tăng thêm, không bắt buộc áp dụng với toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ mà chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống đang kinh doanh.
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập vượt trên mức quy định sẽ phải đóng thuế đối với tất cả các cá nhân có phát sinh thu nhập, là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Khi chủ nhà hàng, quán ăn hoặc nhân viên của họ có thu nhập từ tiền lương hoặc thu nhập khác theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân đạt mức quy định chịu thuế thì phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Là khoản thuế mà nhà hàng, quán cà phê phải nộp dựa trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
THUẾ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI MÔ HÌNH HỘ KINH DOANH
1. Lệ phí môn bài
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
2. Thuế giá trị gia tăng Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng
Trong đó, Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là bao gồm thuế của toàn bộ tiền của các dịch vụ, cung ứng trong kinh doanh nhà hàng. Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn thì:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
Tỷ lệ % tính thuế GTGT của hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%
3. Thuế thu nhập cá nhân, Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân
Trong đó, Doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác; doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Tỷ lệ % tính thuế TNCN của hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 1,5%.
Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ ăn uống có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
THUẾ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG VỚI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP
1. Lệ phí môn bài
Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
2. Thuế giá trị gia tăng
Đây là phần thuế thu chỉ áp dụng trên phần giá trị gia tăng thêm, không áp dụng với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ của các chủ nhà hàng, quán ăn, đơn vị tổ chức kinh doanh. Nó là phần được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng khi mua bán sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng chính những đơn vị kinh doanh, chủ nhà hàng, quán ăn là người đứng ra chịu trách nhiệm kê khai và đóng thuế cho các cơ quan có thẩm quyền. Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Các doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện thì kê khai theo phương pháp khấu trừ.Những doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng thì kê khai theo phương pháp trực tiếp (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ). Sau đó, doanh nghiệp cần kê khai thuế GTGT theo kỳ kê khai được xác định như sau:
– Trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý:
+ Doanh nghiệp mới được thành lập được kê khai thuế GTGT theo quý
+ Doanh nghiệp có doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.
– Trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng:
+ Doanh nghiệp có doanh thu liền kề năm trước trên 50 tỷ thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng Theo đó căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Căn cứ Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuế suất áp dụng với dịch vụ ăn uống là 10% (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan).
3. Thuế thu nhập cá nhân
Theo thông tư 151/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân phải kê khai thuế TNCN cho cá nhân có ủy quyền. Sau khi xác định số tiền phát sinh được giảm trừ và số thuế phải nộp. Chúng ta sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho người lao động theo mẫu số 05/KK – TNCN trong thông tư 80/2021/TT – BTC của Bộ Tài chính.
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp không phải kê khai theo hàng quý, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện khai quyết toán thuế khi kết thúc năm nhưng vẫn phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý để nộp tiền thuế TNDN và nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất (Căn cứ Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Xem thêm:
– Thuế kinh doanh dịch vụ ăn uống
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Thuế kinh doanh dịch vụ ăn uống “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn, soạn thảo các biểu mẫu của hồ sơ kê khai thuế, tư vấn các chính sách thuế, dịch vụ kê khai thuế và các dịch vụ khác liên quan đến thuế .… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
- KÊ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
- HỒ SƠ KHAI THUẾ KHI TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH
- CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THUẾ KHOÁN ĐỐI VỚI HỘ KHOÁN
- QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
- TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NỘP THUẾ TỰ XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN ĐƯỢC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
- KÊ KHAI THUẾ CHO THUÊ NHÀ, CÁCH TÍNH THUẾ CHO THUÊ NHÀ