Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
HỘ KINH DOANH CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?
Hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Đây là một câu hỏi quan trọng đối với những người tự kinh doanh. Trong khi mô hình kinh doanh này ngày càng phổ biến, thì việc hiểu rõ về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đang trở thành một vấn đề cần thiết và quan trọng. Và vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động là chế độ tiền lương và chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Một vấn đề mà người lao động vẫn còn thắc mắc, đó là đi làm cho hộ kinh doanh thì liệu có được đóng BHXH không? Trong bài viết dưới đây, kính mời độc giả cùng Luật Alana Nhàn Nguyễn cùng tìm hiểu về vấn đề này.
HỘ KINH DOANH LÀ GÌ?
Căn cứ tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên có thể hiểu hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
HỘ KINH DOANH CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG?
Quy định về đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc theo điểm a,b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là người sử dụng lao động gồm:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, những trường hợp trên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hộ kinh doanh có sử dụng lao động thuộc trường hợp trên – làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Như đã phân tích ở trên thì người lao động làm việc trong hộ kinh doanh, có hưởng lương từ hộ thì thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội. Do đó, hộ kinh doanh phải đóng BHXH cho người lao động làm việc trong hộ.
Về cá nhân chủ hộ kinh doanh chưa có quy định phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người này có thể lựa chọn hình thức BHXH tự nguyện nếu có nhu cầu.
MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA HỘ KINH DOANH
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 hướng dẫn về mức đóng bảo hiểm xã hội hộ kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh là người sử dụng lao động nên phải đóng các quỹ bảo hiểm sau:
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội: Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Quỹ bảo hiểm y tế: 3%
+ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5%
Như vậy, mức đóng các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc của hộ kinh doanh 2023 là 21,5%.
MỨC PHẠT TIỀN CỦA HỘ KINH DOANH KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hộ kinh doanh ký hợp đồng với người lao động mà không kê khai thông tin đầy đủ và đóng BHXH cho người lao động thì bị xử phạt như sau:
– Căn cứ tại điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng thì bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.
– Căn cứ tại khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần cá nhân.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO HỘ KINH DOANH
Hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng lao động. Hộ kinh doanh cần tổng hợp và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện tại nơi đăng ký cơ sở.
Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), gồm các giấy tờ sau:
1) Tờ khai đơn vị tham gia điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH).
2) Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH).
4) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH).
5) Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS theo quyết định 505/QĐ-BHXH).
6) Nếu người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: cần bổ sung giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có) (theo Phụ lục 03 theo Quyết định 595/QĐ-BHXH).
7) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nếu có hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài, hợp đồng được gia hạn hoặc ký mới tại nước tiếp nhận lao động, cần đính kèm văn bản chứng minh điều này (theo Điểm 1.7, Khoản 1, Điều 4, Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện của hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH địa phương (cấp quận, huyện). Cơ quan BHXH sẽ xử lý và cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT không quá 05 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Xem thêm:
– Hướng dẫn về thủ tục đăng ký thường trú
– Án phí khởi kiện chia thừa kế
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn, soạn thảo các biểu mẫu của hồ sơ kê khai thuế, tư vấn các chính sách thuế, dịch vụ kê khai thuế, nộp thuế, Luật sư tư vấn pháp luật qua Email, và các dịch vụ khác liên quan đến quan hệ hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình.… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.
Là giám đốc điều hành Công ty, Luật sư Nguyễn Thị Nhàn đã có hơn 15 năm kinh nghiệm hành nghề, được giới chuyên môn đánh giá có uy tín cao trong trong hoạt động tranh tụng trong các vụ án về kinh doanh thương mại, hình sự, dân sự (tranh chấp đất đai, thừa kế, li hôn, giành quyền nuôi con …).
Có thể bạn quan tâm
- TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI LẦN ĐẦU
- QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ GÌ?
- QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ, CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT MỚI NHẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
- ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH CON?
- CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC NHƯ THẾ NÀO?