Tư vấn luật doanh nghiệp
SOẠN THẢO HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH
TẠM NGỪNG KINH DOANH LÀ GÌ?
“Tạm ngừng kinh doanh” được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian. Theo đó, tạm ngừng kinh doanh” của doanh nghiệp là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. (Căn cứ Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Khi tạm ngừng kinh doanh, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyển để cập chuyển tình trang pháp lý sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”. Nếu các doanh doanh nghiệp và hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký thông báo theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy quy trình, thủ tục cũng như cách thức soạn hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh ra sao, hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn theo các nội dung dưới đây:
TẠM NGỪNG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP/CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
ĐIỀU KIỆN TẠM NGỪNG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP/CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh (Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020)
– Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Một số doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mà mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi Cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP/CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT)
– Nghị quyết, Quyết định tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp (do doanh nghiệp tự soạn thảo)
– Bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn thảo)
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, bên cạnh thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phục lục PL II-19) sẽ có các mẫu biểu khác nhau khi thực hiện thủ tục tạm ngừng công ty.
Cụ thể sẽ bao gồm:
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Công ty cổ phần với đặc điểm có từ 3 cổ đông trở lên, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và tổ chức quản lý, hoạt động theo một trong hai mô hình: Một là, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Hai là, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nên bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần sẽ có các loại mẫu biểu sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT)
– Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ do từ 2 đến 50 thành viên có thể là cá nhân, tổ chức đồng sáng lập. Công ty TNHH hai thành viên trở lên tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nên bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ có các loại mẫu biểu sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT)
– Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý, hoạt động theo mô hình: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý, hoạt động theo một trong hai mô hình: Một là, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Hai là, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nên bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên sẽ có các loại mẫu biểu sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT)
– Nghị quyết, quyết định của Chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty hợp danh/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên, và có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nên bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty hợp danh sẽ có các loại mẫu biểu sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT)
– Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn)
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM NGỪNG KINH DOANH
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ Đăng ký tạm ngừng kinh doanh như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ Đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính của công ty/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
– Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải gửi thông báo và hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
THỜI HẠN TẠM NGỪNG KINH DOANH
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI HẠN TẠM NGỪNG KINH DOANH
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác. (Căn cứ Khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020)
TẠM NGỪNG KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TẠM NGỪNG KINH DOANH VỚI CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CẤP HUYỆN CỦA HỘ KINH DOANH GỒM CÁC BIỂU MẪU SAU:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục III-4 Thông tư 01/2021/TT-BKHDT)
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh (đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh)
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM NGỪNG KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
– Hộ kinh doanh gửi thông báo và hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh dưới đây:
Bạn có thể tham khảo biểu mẫu Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
Xem thêm:
– Điều lệ công ty cần có những nội dung nào?
– Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư nhà nước
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hiện nay
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Công ty luật Alana Nhàn Nguyễn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn, soạn thảo các biểu mẫu của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và các dịch vụ khác liên quan đến thuế .… của doanh nghiệp bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ.