Tư vấn luật khiếu nại tố cáo
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI, NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI
– Người khiếu nại có các quyền sau đây:
+ Tự mình khiếu nại.
- Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
- Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
+ Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
+ Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
+ Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
+ Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính; + Rút khiếu nại.
– Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+ Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật khiếu nại; + Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
– Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
– Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
– Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các quyền sau đây:
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;
- Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật khiếu nại;
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các nghĩa vụ sau đây:
- Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
– Người giải quyết khiếu nại lần hai có các quyền sau đây:
- Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;
- Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật khiếu nại;
- Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại;
- Trưng cầu giám định;
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết.
– Người giải quyết khiếu nại lần hai có các nghĩa vụ sau đây:
- Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
- Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu.
– Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
– Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có các quyền sau đây:
- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;
- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.
– Luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
- Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
- Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền;
– Luật sư, trợ giúp viên pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trên đây là tư vấn về “Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và luật sư, trợ giúp viên pháp lý“.
Công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn cung cấp các giải pháp, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:
– Tham gia tố tụng, bào chữa;
– Làm trung gian hòa giải;
– Đại diện khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
– Luật sư tư vấn pháp luật qua Email
– Đại diện giải quyết tranh chấp nội bộ, tranh chấp hợp đồng … cho doanh nghiệp;
– Thành lập doanh nghiệp, thay đổi ĐKKD
– Xin cấp giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá, phòng khám, An toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm ngoại ngữ, trường học ….
– Tư vấn về thuế – kế toán doanh nghiệp
– Tư vấn luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động
– Tư vấn các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, cá nhân, …
– Tư vấn về việc góp vốn đầu tư; chuyển đổi, chia tách, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp …
– Soạn thảo các loại Hợp đồng;
– Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn tố cáo và các loại đơn từ, văn bản khác cho các tổ chức, cá nhân;
– Soạn thảo các loại Qui chế, Qui định, Qui tắc ứng xử… cho tổ chức, doanh nghiệp;
– Cung cấp Bộ tài liệu Mô tả công việc, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban, các bộ phận, các cấp lãnh đạo, các nhân viên (khối văn phòng) cho các tổ chức, doanh nghiệp;
– Thẩm định pháp lý các văn bản: công văn, quyết định, hợp đồng, thỏa thuận hợp tác ….
– Thẩm định tính phù hợp pháp luật của các quy định mà Ban lãnh đạo công ty cần ký ban hành;
– Tham gia cùng Lãnh đạo Công ty trong quá trình đàm phán Hợp đồng, các giao dịch khác với tư cách là Luật sư riêng của Chủ tịch HĐQT, TGĐ, GĐ …;
– Đào tạo về pháp luật theo từng lĩnh vực cụ thể theo yêu cầu của Doanh nghiệp.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của khách hàng như Luật sư tư vấn pháp luật qua Email, hotline: 0972 798 172.
Có thể bạn quan tâm
- NGƯỜI TỐ CÁO ĐƯỢC BẢO VỆ NHƯ THẾ NÀO?
- TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- HÌNH THỨC TỐ CÁO, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ BAN ĐẦU THÔNG TIN TỐ CÁO NHƯ THẾ NÀO?
- QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO,NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
- QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC