Tư vấn luật doanh nghiệp
Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên
Điều kiện thành lập công ty tnhh một thành viên là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tạo dựng một doanh nghiệp. Khi cá nhân muốn tổ chức và điều hành một doanh vị kinh doanh, lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với một thành viên là một phương án hấp dẫn. Tuy nhiên, việc thành lập một công ty như vậy đòi hỏi tuân theo một số điều kiện và quy định pháp lý nhất định, nhằm bảo đảm tính pháp lý và hoạt động hiệu quả của công ty trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điều kiện quan trọng cần tuân thủ khi thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn với một thành viên.
Điều kiện về chủ thể thành lập công ty tnhh một thành viên
- Tại khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do tổ chức một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
- Tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp;
- Trường hợp cá nhân là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước đã về hưu thì vẫn có thể thành lập công ty TNHH.
- Chủ sở hữu công ty không thuộc các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
Điều kiện về đặt tên công ty tnhh một thành viên
- Tên tiếng Việt của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH/Công ty trách nhiệm hữu hạn) và tên riêng.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
Điều kiện về trụ sở công ty tnhh một thành viên
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Chung cư, nhà tập thể không được sử dụng để đặt làm trụ sở công ty.
Điều kiện về mức vốn điều lệ
- Luật doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Công ty tự quyết định mức vốn khi đăng ký thành lập.
- Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh các ngành, nghề không bị pháp luật cấm và phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Nếu ngành nghề đó chưa được quy định rõ thì có thể đăng ký chi tiết ngành nghề dự định kinh doanh.
- Nếu ngành, nghề kinh doanh của công ty nằm ngoài hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì nó phải được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hoặc cơ quan nhận thủ tục thành lập công ty phải ghi nhận chi tiết ngành nghề này trên giấy phép kinh doanh.
- Ngành, nghề kinh doanh của công ty TNHH gồm 2 nhóm:
+ Nhóm ngành, nghề không điều kiện
+ Nhóm ngành, nghề có điều kiện: được pháp luật quy định trong văn bản riêng về điều kiện (về vốn, bằng cấp,…) của từng ngành, nghề cụ thể.
Một số câu hỏi liên quan
Phạm vi trách nhiệm của chủ sở hữu/ thành viên khi thành lập công ty TNHH là gì?
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH cần lưu ý những vấn đề gì
Phạm Giang là chuyên viên tư vấn pháp lý của công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý. Với khả năng nắm bắt và hiểu sâu về các vấn đề pháp lý phức tạp, Giang tự tin giúp khách hàng hoặc tổ chức tìm ra giải pháp hợp pháp cho các vấn đề liên quan đến pháp luật.