Tư vấn luật doanh nghiệp
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế hiện đại, cho phép cổ đông tham gia và chia sẻ lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp. Để thành lập một công ty cổ phần, điều kiện và quy định pháp lý phải tuân thủ để đảm bảo hoạt động hợp pháp và bền vững trong thời gian lâu dài. Vậy cần những điều kiện nào để thành lập công ty cổ phần? Và cần tiến hành những thủ tục nào để đưa công ty cổ phần hoạt động? Để giải đáp những câu hỏi trên hãy cùng đội ngũ tư vấn viên của Luật Alana Nhàn Nguyễn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều kiện về chủ thể thành lập
- Tại điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều kiện về tên công ty cổ phần
- Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, không được sử dụng tên hoặc một phần tên của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp… trực thuộc bộ máy nhà nước, ngoại trừ được sự chấp thuận của các cơ quan, tổ chức đó.
Điều kiện về vốn điều lệ
- Vốn điều lệ công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Vốn điều lệ phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì doanh nghiệp phải thực hiên thay đổi thông tin cổ đông sáng lập và giảm vốn về vốn điều lệ đã góp được trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ.
- Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà Pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
Điều kiện về bằng cấp và các ngành, nghề kinh doanh
Về bằng cấp
Đối với việc thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng, cơ quan nhà nước không có quy định cụ thể về việc bằng cấp hoặc mức trình độ văn hóa như thế nào thì được thành lập công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình thành lập công ty, bạn phải đăng ký ngành nghề. Tại đây, một số ngành nghề yêu cầu người thành lập doanh nghiệp phải cung cấp chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp tương ứng với ngành nghề mà doanh nghiệp chọn.
Về các ngành, nghề kinh doanh
- Công ty lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QQĐ-TTg để ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước; Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Đồng thời, thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Điều kiện áp dụng đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là một trong các nội dung quan trọng được đề cập tại Luật Đầu tư 2020. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Một số câu hỏi thường gặp
Người đại diện công ty cổ phần giữ những vị trí nào?
Điều lệ của công ty cổ phần sẽ quy định vị trí, chức danh, quyền và nghĩa vụ của người đại diện công ty cổ phần. Tuy nhiên, cá nhân giữ chức vụ giám đốc, tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước không được phép làm người đại diện công ty cổ phần để tránh các trường hợp tham ô, tham nhũng.
Tên của cổ đông có trên giấy đăng ký kinh doanh không?
Phạm Giang là chuyên viên tư vấn pháp lý của công ty Luật Alana Nhàn Nguyễn, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý. Với khả năng nắm bắt và hiểu sâu về các vấn đề pháp lý phức tạp, Giang tự tin giúp khách hàng hoặc tổ chức tìm ra giải pháp hợp pháp cho các vấn đề liên quan đến pháp luật.