AI QUYẾT ĐỊNH VIỆC THAY ĐỔI THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?

KHÁI NIỆM

Thẩm phán là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vậy trong những vụ án tố tụng dân sự nếu muốn thay đổi thẩm phán thì phải làm như thế nào? Hay có được thay đổi thẩm phán hay không? Cùng Alananhannguyen.com tìm hiểu ở bài viết này. 

Ai quyết định việc thay đổi Thẩm phán trong tố tụng dân sự

AI QUYẾT ĐỊNH VIỆC THAY ĐỔI THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?

– Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:

  • Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
  • Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;
  • Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

– Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định trên.

– Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án khi giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:

+ Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.

+ Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp được thực hiện như sau:

  • Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định;
  • Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng, Thư ký phiên họp do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.

Xem thêm:

– Quy định về trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng/chủng loại

– Hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào?

– Mẫu giấy xác nhận nhân thân

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trên đây là tư vấn về “Ai quyết định việc thay đổi Thẩm phán trong tố tụng dân sự?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ Luật sư của Alananhannguyen.com luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc và cung cấp dịch vụ liên quan đến pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, đất đai, hình sự, doanh nghiệp, hồ sơ, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến, quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0972 798 172 để được các chuyên gia pháp lý của Luật Alana Nhàn Nguyễn tư vấn, hỗ trợ. 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN LÀ GÌ?

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định.
+ Lập hồ sơ vụ việc dân sự. + Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự. + Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. + Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết. + Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. + Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này. + Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết. + Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp. + Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự. + Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng. + Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. + Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. + Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định.

(2) THAY ĐỔI THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

+ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:+ Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.+ Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.+ Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.+ Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.+ Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.+ Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

(3) THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THẨM PHÁN, HỘI THẨM NHÂN DÂN, THẨM TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN NHƯ THẾ NÀO?

– Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. – Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *